Categories: Giáo dục

5 điều ba mẹ cần biết về giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

5 điều ba mẹ cần biết về giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Hiện nay ba mẹ thường tập trung cao cho phát triển trí tuệ trẻ ở lĩnh vực khoa học công nghệ, mà lại quên mất cảm xúc cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ trưởng thành cũng như kiểm soát tốt được cuộc đời của mình. Dưới đây sẽ là 5 điều ba mẹ cần biết về giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, từ đấy giúp bé hoàn thiện và phát triển được toàn diện bản thân.

Vai trò của giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Cảm xúc chính là tập hợp các phản ứng tự nhiên được phát ra từ bộ não, chẳng hạn như vui, giận, buồn… 1 cách tự động – để giúp cơ thể cũng như tâm trí chuẩn bị hành động phù hợp, khi cảm nhận phát hiện ra điều gì đấy đang xảy ra liên quan tới bản thân. 

Giáo dục cảm xúc cho trẻ 

Cảm xúc giữ vai trò quan trọng tới cách bé tư duy cũng như hành động. Cảm xúc kích thích tới não bộ để đưa ra được quyết định tác động tới đời sống xã hội. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hỗ trợ cho trẻ có kỹ năng cần thiết để điều khiển được cảm xúc, chẳng hạn như trẻ có thể kiểm soát tâm trạng vui, buồn của bản thân, tự đưa ra được quyết định, mục tiêu cũng như biết cách giao tiếp, hòa thuận với người xung quanh.   

Xem thêm: 6 cách giáo dục cảm xúc dành cho trẻ mầm non ba mẹ cần biết

Nguyên tắc giáo dục cảm xúc cho trẻ mẫu giáo

Để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đạt được hiệu quả tốt, nguyên tắc thứ nhất đó là chương trình giáo dục cần phải hướng tới trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Tùy vào tính cách của mỗi trẻ để đưa ra cách giáo dục riêng biệt, nếu áp dụng cách dạy cho tất cả trẻ giống nhau thì sẽ không giúp trẻ phát triển được các điểm mạnh riêng của trẻ. Chẳng hạn như với trẻ nóng tính, có thể dạy trẻ cách kiểm soát tâm trạng, rèn luyện tính kiên nhẫn; còn với trẻ ít nói, nhút nhát thì thầy cô nên hỏi han bé nhiều hơn để bé có thể lên tiếng biểu lộ quan điểm của bé nhiều hơn.

Tùy vào tính cách của mỗi trẻ để đưa ra cách giáo dục riêng biệt

Nguyên tắc thứ 2, giáo dục cảm xúc cho trẻ cần được thực hiện thường xuyên, bất cứ khi nào, và ở mọi thời điểm, sinh hoạt hàng ngày của bé tại trường mầm non. Trẻ trong độ tuổi mầm non, nhận thức trẻ vẫn còn chưa được hình thành rõ ràng, trẻ dễ bị ảnh hưởng cũng như dễ tiếp thu các thói xấu và tốt của người xung quanh. Duy trì giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non liên tục bằng việc tăng cường để trẻ tham gia những trải nghiệm gắn với cuộc sống thực tế là cách để trẻ nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng xử với mọi tình huống đời sống hàng ngày. 

Nguyên tắc quan trọng khi giáo dục cảm xúc cho bé độ tuổi mầm non đó là người lớn cần luôn làm gương trong cách thể hiện tình cảm, cảm xúc, hành vi giao tiếp và ứng xử trong mọi tình huống trong cuộc sống. Khi ở nhà, trẻ sẽ học theo ba mẹ, ở trường sẽ học theo giáo viên. Vậy nên, nhà trường và gia đình cần có sự kết hợp chặt chẽ để mỗi đứa trẻ đều được giáo dục trong môi trường an toàn, thân thiện, được yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, đối xử công bằng để phát huy được tốt nhất mọi tiềm năng sẵn có trong trẻ.

Ba mẹ nên giáo dục cảm xúc cho trẻ  mầm non 

Những trò chơi, hoạt động liên quan tới giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Mỗi giai đoạn độ tuổi khác nhau, mỗi người sẽ có các hoạt động liên quan tới giáo dục cảm xúc không giống nhau. Với trẻ nhỏ, giáo án sẽ tập trung vào những hoạt động giúp trẻ có thể hiểu biết về “cảm xúc” như những trò nhận biết cảm xúc thông qua những biểu tượng khuôn mặt vui, buồn, giận,… Qua đây, trẻ sẽ biết được đâu là cảm xúc tốt, đâu là tiêu cực cũng như khi nào người xung quanh đang vui hay đang buồn để trẻ sẽ có hành động ứng xử thích hợp với tình huống thực tế.  

Những trò nhận biết cảm xúc thông qua những biểu tượng khuôn mặt

Trong giai đoạn mầm non, trẻ cũng sẽ kết bạn và giao lưu. Thầy cô có thể ghép nhóm để bé cùng thực hiện các thử thách, nhiệm vụ như là biểu diễn tiết mục hát nhảy, lắp ráp mô hình trong thời gian đặt ra…., qua đây  bé sẽ học cách điều khiển cảm xúc khi giao tiếp, tương tác với người xung quanh. Những hoạt động này cũng đồng thời giúp trẻ hiểu về sự chia sẻ, tinh thần đồng đội và biết tôn trọng nhau.

Ngoài ra bên cạnh kiểm soát cảm xúc, trẻ cũng sẽ học được cách giải tỏa cảm xúc của mình. Giáo dục cảm xúc cho trẻ giúp trẻ nhận biết môi trường xung quanh có các tác động không tốt lên trẻ như thế nào, trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi… ra sao để đưa ra được các trò chơi, hành động như là đập bột, tô màu… để trẻ cân bằng và loại bỏ được các cảm xúc tiêu cực.

Xem thêm: Học phí trường quốc tế Việt Úc cao nhất 2023 gồm các khoản phí nào?

Lời kết

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là điều rất quan trọng và vô cùng cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện về cả trí tuệ, vật chất lẫn tinh thần. Bài viết bên trên hy vọng sẽ mang tới những thông tin hữu ích cho ba mẹ.

 

admin

Comments are closed.

Recent Posts

Xu hướng các lớp học ngoại khóa mới nhất năm 2024

Năm 2024 đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong các…

2 weeks ago

Giáo dục giới tính trong môi trường kỹ thuật số: Sự an toàn và nhận thức cho trẻ 

Giáo dục giới tính là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, là công cụ giúp…

2 weeks ago

Liệu có quá sớm để bắt đầu dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi?

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thường gây ra nhiều băn khoăn cho phụ huynh. Nhiều người…

4 weeks ago

Những sai lầm phổ biến khi giáo dục giới tính cho trẻ mà cha mẹ cần tránh

Việc giáo dục giới tính cho trẻ là một quá trình quan trọng giúp các em hiểu rõ về cơ…

1 month ago

Nắm bắt ngay cách quản lý nhân viên dựa trên năng lực cá nhân của mỗi người

Cách quản lý nhân viên tối ưu không còn chỉ xoay quanh việc phân công nhiệm vụ và kiểm soát…

1 month ago

Văn hóa công ty ảnh hưởng thế nào đến sự hấp dẫn của doanh nghiệp?

Văn hóa công ty không chỉ ảnh hưởng đến môi trường làm việc mà còn quyết định sự thành bại…

1 month ago