Cùng nhau tìm hiểu về động từ trong tiếng Anh

0
547

Tại sao học sinh, sinh viên và kể cả người đã đi làm có trình độ tiếng Anh kém, mặc dù đã được học 12 năm phổ thông và hơn 4 năm đại học? Làm sao có thể cải thiện kiến thức và làm sao nhớ được các mẫu câu và cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh?

Chìa khóa thứ ba có tên là “Cùng nhau tìm hiểu về động từ trong tiếng Anh” được trích từ quyển sách của tác giả Victoria Quỳnh Giang. Hãy cùng đọc và học theo nhé!

1. Động từ thường:

Diễn tả hành động của chủ ngữ trong câu, ví dụ như: think, eat, sleep, study. Dưới đây là những đặc điểm thường thấy của động từ thường:

– Được biến đổi để phù hợp với chủ ngữ (số ít hay nhiều);

– Biến đổi để phù hợp với Tenses (thời điểm hành động xảy ra);

– Có thể đứng một mình hoặc có thêm một đống từ kèm theo;

– Đi sau thường là động từ (cần thêm “to/ing”) hoặc danh từ/cụm danh từ/tân ngữ.

Ví dụ:

– I need to learn English because English is important for my future success.

             (to V)

– All students enjoy practicing “Read-Out-Loud” exercises.

             (V-ing)

Động từ thường được chia thành hai loại: nội động từngoại động từ. Nội động từ không cần có tân ngữ/danh từ/cụm danh từ đi sau nó vì động từ đã có nghĩa đầy đủ. Tuy vậy, việc thêm tân ngữ/danh từ/cụm danh từ đi sau nội động từ giúp làm mở rộng nghĩa của câu.

Đây là một số nội động từ: sing, jog, listen, sleep, breathe, write, work, travel,…

Ví dụ: – He is singing.

           – He is singing an opera song.

Ngoại động từ là những động từ cần phải có tân ngữ/danh từ/cụm danh từ đi sau nó vì động từ này nếu đứng một mình sẽ không có ý nghĩa.

Đây là một số ngoại động từ: need, wear, build, keep, love, get, take, overcome, kiss,…

Ví dụ: I love learning English.

Phân tích: “I love” nếu chỉ đứng một mình sẽ không có ý nghĩa và cần cụm danh từ “learning English” để bổ sung và mở rộng ý nghĩa cho động từ “love”.

Ví dụ: I have to overcome my fear of learning English.

Phân tích: Câu “I have overcome” sẽ không có ý nghĩa nếu không thêm cụm danh từ “my fear of learning English” thì ý nghĩa của động từ “overcome” mới rõ ràng và ý nghĩa của cả câu mới đầy đủ.

Đi sau động từ thường là một động từ khác (cần thêm “to/ing”) hoặc danh từ / tân ngữ. Động từ thường Không đi với tính từ.

Tuy vậy, có một số động từ thường có thể đi với tính từ được gọi là linking verb, bao gồm: be, become, seem, get, appear, look, feel, sound, taste, smell.

Ví dụ: – Vietnamese beef noodle tastes amazingly delicious.

– It was getting darker but they could not find their way back to the hotel.

Verb diễn tả hành động của chủ ngữ trong câu

2. Động từ khuyết thiếu (Modal Verb):

Một số động từ đặc biệt: can, could, must, should, may, might, ought to. Chúng có những đặc điểm sau:

– Không thay đổi dù chủ ngữ là số ít hay nhiều;

– Phải đi kèm với động từ khác và động từ đi sau không cân thêm “to”;

– Không biến đổi để phù hợp với thì/thời, trừ can -> could (quá khứ), may -> might (quá khứ).

Ví dụ: – I can achieve success in my life if I work smart.

– Her family must strongly support Jane to overcome her challenges.

3. Các thì/thời trong tiếng Anh:

Chúng giúp biểu đạt thời điểm xảy ra hành động hoặc tính liên tục của hành động trong một khoảng thời gian.

Trong tiếng Anh, có đến 12 thì/thời để diễn tả thời điểm xảy ra hành động. Tuy vậy, tác giả Không trình bày hết 12 thì để bạn không bị rối. Chỉ cần hiểu và áp dụng bảy thì/thời được sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Anh và cả trong giao tiếp tiếng Anh cũng dùng tới. 

Hy vọng bạn sẽ thích và áp dụng được ngay vào việc thực hành.