Nắm bắt tâm lý trẻ mầm non

0
555

Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển về tâm tư tình cảm… vậy nên bé rất cần sự quan tâm và thấu hiểu của cha mẹ để có thể định hình và hiểu được cảm xúc của bản thân mình hơn. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm lý của con mình, các trường mầm non quận 3 đã kết hợp cùng với các giáo viên giàu kinh nghiệm của mình và đưa ra một số đặc điểm về tâm lý của trẻ mầm non.

1. Trẻ tò mò với thế giới xung quanh

Từ giai đoạn trẻ 2 tuổi nhận thức của trẻ đã hình thành vì vậy trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh bé. Lúc này trẻ sẽ thường xuyên khám phá và quan sát mọi thứ từ thế giới xung quanh bé. Trẻ thích khám phá mọi thứ như chơi các trò chơi nghịch nước, chơi đồ chơi, nếm thử mùi vị đồ ăn….

các trường mầm non quận 3 quan sát tâm lý trẻ mầm non

Do trẻ luôn tò mò với những thứ xung quanh nên bạn cần phải hết sức chú ý tới mọi thứ xung quanh bé, chú ý tới những đồ vật có sắc nhọn, độc hại, nhỏ… có thể sẽ gây hại cho bé. Do bé vẫn chưa biết nhiều về những mối nguy hiểm xung quanh bé. Đặc biệt trẻ em lại thường có thói quen đưa đồ vật vào miệng để nếm thử, do không biết đồ vật đó có ăn được không. Dẫn đến việc có nhiều ca trẻ nuốt phải dị vật phải đưa đi bệnh viện lấy ra, thậm chí có khi là nguy hiểm tới tính mạng của bé do gia đình không phát hiện kịp thời.

2. Trẻ bắt đầu học theo mọi người

Theo các giáo viên ở các trường mầm non quận 3 thì trẻ ở độ tuổi mầm non bắt đầu hình thành nên khả năng giao tiếp và thích thú với việc học hỏi giao tiếp với những người xung quanh bé. Trẻ sẽ rất hào hứng với việc quan sát những người xung quanh giao tiếp với nhau, những gì đang diễn ra xung quanh bé. Vậy nên các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý tới cách sử dụng ngôn từ của mình. Cha mẹ cần phải dùng ngôn từ sao cho chuẩn mực, tránh nói những từ ngữ thiếu lịch sự hay chửi thề… đồng thời cha mẹ cũng nên tránh có những hành vi phản cảm, bạo lực…

>>> Xem thêm: Kỹ năng sống mầm non giúp bé phát triển trí tuệ

3. Trẻ cần được yêu thương

Trẻ mầm non ở giai đoạn này, lần đầu được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên sẽ có những sự sợ hãi với thế giới xung quanh, với những điều lạ lẫm mà bé chưa từng biết. Do đó trẻ rất cần được quan tâm và yêu thương của gia đình và mọi người xung quanh.

Khi thấy trẻ sợ hãi như vậy, ngoài sự quan tâm và động viên của các giáo viên ở trường, cha mẹ ở cũng cần thường xuyên chú ý động viên, hỏi han và tâm sự với trẻ. Khi trẻ mắc sai lầm cha mẹ cũng không nên vội vàng la mắng bé ngay mà hãy nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh bé và an ủi, động viên bé, phân tích cho bé hiểu, đồng thời hướng dẫn cho bé biết về cách sửa lỗi…

trường mầm non quận 3 nắm bắt tâm lý trẻ mầm non

4. Trẻ bắt đầu hình thành nên những ý thức cá nhân

Ở giai đoạn mầm non, trẻ cũng đã bắt đầu hình thành nên những ý thức cá nhân của riêng mình. Trẻ có thể tự mình đưa ra những quan điểm, nhận xét về những thứ xung quanh bé. Trẻ biết bày tỏ ý thích hay ghét, yêu thương… đối với những thứ xung quanh bé. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất chú ý tới những lời nhận xét của người khác dành cho mình.

Vậy nên, cha mẹ cần hết sức chú ý tới những hành động của bé, quan sát và hỗ trợ bé khi bé cần sự giúp đỡ. Cha mẹ nên thường xuyên hỏi bé rằng bé có những suy nghĩ gì, quan điểm gì tới những thứ xung quanh bé và khuyến khích bé nêu lên quan điểm của mình. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần phải chú ý coi đó là quan điểm đúng hay không, nếu quan điểm của bé sai, cha mẹ nên nhanh chóng chỉnh sửa cho bé, phân tích cho bé hiểu đó là quan điểm không đúng, không tốt. Cha mẹ cũng nên nhớ không nên nói những lời quá nặng đối với bé, tránh làm bé cảm thấy tổn thương. Như vậy lời khuyên của bạn sẽ bị phản tác dụng đối với bé.

5. Trẻ bắt đầu tự lập

Trẻ em luôn thích được thể hiện bản thân mình, cái tôi cá nhân của mình. Trẻ cũng rất thích nếu được cho phép tự làm những việc cá nhân của mình như tự mặc quần áo, đánh răng, tự ăn uống,…. Cha mẹ không nên tự làm hết mọi thứ cho bé, mà hãy để bé tự mình làm chúng, để giúp bé có thể dễ dàng hòa nhập với mọi người khi bé ra ngoài, giúp bé dễ dàng tự chăm sóc bản thân mình khi bé tới trường đi học.

Cha mẹ hãy luôn luôn tạo cơ hội cho trẻ được tự mình làm những việc phù hợp với bé, để bé tự tin thể hiện bản thân mình. Bạn cũng có thể phân công cho bé tham gia vào giúp đỡ những công việc nhỏ trong gia đình, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi của bé.

trường mầm non quận 3 hướng dẫn cha mẹ cách nắm bắt tâm lý trẻ mầm non

Trên đây là những chia sẻ của các trường mầm non quận 3 về các đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non. Bên cạnh việc tìm hiểu và tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt bản thân mình. Bạn cũng có thể tìm hiểu về những trường mầm non quận 3 có giáo viên giàu kinh nghiệm chuyên môn để bạn có thể cùng với họ quan tâm và quan sát con mình tốt hơn.