Trường mầm non song ngữ – Sự hợp tác giữa bố mẹ và giáo viên đem lại lợi ích cho trẻ

0
305

Một kinh nghiệm lâu năm của trường mầm non song ngữ để trưởng trở nên thành công trong việc giảng dạy trẻ đó là đảm bảo sự tương tác giữa phụ huynh và giáo viên nhà trường. Vậy làm sao để dễ dàng tạo mối quan hệ với giáo viên dễ dàng hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu thêm một số cách để có thể xây dựng mối quan hệ tốt với giáo viên của bé yêu nhà mình! 

Giao tiếp

Trường mầm non song ngữ chia sẻ kinh nghiệm giao tiếp với giáo viên

Trường mầm non song ngữ chia sẻ kinh nghiệm giao tiếp với giáo viên

Giao tiếp chính là điều mà bố mẹ thường xuyên nghe thấy mọi lúc mọi nơi và được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trường mầm non song ngữ cho biết rằng đây là một chiếc chìa khoá để phụ huynh và giáo viên làm việc cùng nhau tốt hơn thông qua sự giao tiếp. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên chỉ hoạt động tốt nếu một giáo viên không chỉ nỗ lực giải đáp các mối quan tâm và thắc mắc của bạn, mà còn quan tâm đến sự chia sẻ. động viên và khen ngợi. 

Chắc chắn, có một số điều về con mình mà phụ huynh nên nói với giáo viên để cho việc khởi đầu năm học được đi theo một hướng đúng đắn và trách nhiệm duy trì giao tiếp tốt giữa cha mẹ và giáo viên không chỉ nằm ở phụ huynh. Do đó, trường mầm non song ngữ luôn thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên nhằm tăng sự tương tác giữa hai bên.

Tiếp cận vấn đề trực tiếp

Khi giáo viên lớp của con là một người hơi khó tính hoặc bạn cảm thấy giáo viên đang không công bằng, không chia sẻ nhiều thông tin cần thiết. Thì bạn có thể họp cùng với giáo viên đó để hỏi một số câu hỏi về những gì đang diễn ra. Chỉ cần ghi nhớ rằng để tận dụng tối đa thời gian của cả hai thì điều quan trọng nhất vẫn là phải lên lịch cuộc họp trước. 

Cùng nhau giải quyết những khó khăn

Cùng nhau giải quyết các khó khăn

Cùng nhau giải quyết các khó khăn

Không phải tất cả trẻ em đều dễ dàng thích nghi hoặc thích đến trường. Trên thực tế, trường mầm non song ngữ ước tính được có tới 5% trẻ em có dấu hiệu từ chối đến trường vào một thời điểm nào đó trong quá trình đi học. Và hàng ngày có vô số trẻ em phàn nàn về việc chán học ở trường. 

Một số phụ huynh sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề của con mình, không chịu trao đổi và trò chuyện với giáo viên hay nhà trường vì họ nghĩ đây là vấn đề riêng. Một số phụ huynh lại cảm giác rằng việc nhà trường thông báo hay gọi điện cho phụ huynh là một việc phán xét. 

Vì vậy, việc để hỗ trợ cho trẻ có sự thích nghi tại trường là phụ thuộc vào những sự chia sẻ của phía gia đình về thông tin của con mình và sử dụng những điều đó để cùng nhà trường đưa ra kế hoạch đưa trẻ đến trường. 

Tương tự như vậy, tốt nhất giữa nhà trường và phụ huynh cũng nên cùng nhau khám phá những lý do khiến trẻ buồn chán tại trường. Nghe những gì con bạn nói ở nhà là một điều hữu ích cho nhà trường và biết những gì được nhìn thấy trong lớp học cũng cung cấp cho bạn một số ngữ cảnh để sử dụng khi nghe lời phàn nàn của trẻ. 

Xem xét các quan điểm khác

Tạo ra tiếng nói chung giữa hai bên

Tạo ra tiếng nói chung giữa hai bên

Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa phụ huynh và giáo viên có thể dựa vào việc giáo viên lắng nghe phụ huynh, dành thời gian để hiểu về thông tin giáo viên. Đôi khi cả cha mẹ và giáo viên đều có lỗi khi bác bỏ những quan điểm của người kia. 

Là cha mẹ, nếu bạn cảm thấy bị gạt bỏ, bạn càng ít có khả năng tham gia vào việc học của con mình. Là một giáo viên thì họ cảm thấy ít được lắng nghe, thì sẽ dẫn đến có nhiều khả năng ngừng giao tiếp với phụ huynh. 

Do đó, trường mầm non song ngữ luôn hi vọng là giáo viên và phụ huynh có thể tìm được những tiếng nói chung. Vì như vậy mới có thể giúp trẻ có một môi trường giáo dục tốt nhất, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Trường mầm non Việt Úc – Nơi giúp trẻ xây dựng trong tương lai

Kết,

Hy vọng với bài viết trên của trường mầm non song ngữ sẽ giúp phụ huynh có thể tự tin hơn trong việc giao tiếp với giáo viên để có thể hỗ trợ cho trẻ học tập tốt nhất!