Trẻ ở độ tuổi mầm non hay trung học đều cần được dạy dỗ một cách đúng đắn. Nhưng thông thường, cha mẹ Việt thường chọn cách giáo dục trẻ bằng những hình phạt. Liệu điều này có thật sự đúng như câu nói “thương cho roi cho vọt?”. Trường trung học quốc tế sẽ gợi ý cho một số phụ huynh các hình thức giáo dục trẻ.
Hãy cùng tìm hiểu những thông tin giá trí trong bài viết này, ngay dưới đây nhé!
Sau nhiều lần thất bại trong việc phạt những đứa trẻ của mình, một cặp vợ chồng đã khám phá ra một hình thức phạt tự nhiên rất kỳ diệu và đã được đông đảo các trường trung học quốc tế mong muốn lan tỏa rộng rãi đến các phụ huynh học sinh.
Chuyện là cô và anh chồng của mình muốn thử nghiệm hình phạt, vì mỗi khi họ về nhà vào buổi tối mà nhà cửa lúc nào cũng bề bộn. Sách vở, đồ chơi, quần áo, khăn tắm và đĩa bát ở khắp nơi. Thay vì đánh thức bọn trẻ dậy trong cơn thịnh nộ của mình, họ đã đưa ra một kế hoạch.
Sáng hôm sau, họ giải thích với bọn trẻ: “Bố mẹ sẽ đi kiểm tra ngôi nhà hai lần một ngày vào lúc 8 giờ sáng và tối. Bất cứ thứ gì bị bỏ lại trong khu vực sinh hoạt chung sẽ được đặt vào thùng Dịch vụ Đặc biệt và sẽ phải được chuộc lại với một công việc vào trước trưa thứ Bảy hàng tuần. Hãy nhớ các con đã được cảnh báo về điều này.” Đêm đó, hai vợ chồng đã lượm được 12 đồ vật. Sáng hôm sau, bọn trẻ thấy chiếc hộp đặt trên nóc tủ lạnh, chúng rất tò mò về những thứ ở trong hộp. “Con cần phải làm gì cho mẹ để lấy lại đôi giày của con?” Cô vợ trả lời: “Hãy lau sạch màn hình ti vi.”
Người mẹ đã không thành công khi thử nghiệm phương pháp này trước đây, khi mà cô cứ thu nhặt mỗi thứ bọn trẻ bày ra vào bất cứ thời điểm nào. Điều đó sẽ đòi hỏi sự hoàn hảo ở trẻ và cha mẹ luôn luôn phải giám sát. Nó không có tác dụng củng cố. Mục đích của cô không phải là bọn trẻ trở nên hoàn hảo mà bọn trẻ cần chú ý và có ý thức về việc để đồ của mình gọn gàng. Cô sẽ không thấy khó chịu nếu bọn trẻ thình thoảng để một vài món đồ ở đâu đó trong chốc lát, nhưng điều khiến cô nổi giận là bọn trẻ biến chỗ tạm thời thành dài hạn và bọn trẻ chẳng để ý gì cho tới khi chúng cần đồ vật đó nhiều ngày sau. Ví dụ, một trong những đứa con trai của cô có ba chiếc áo khoác. Cậu bé lấy áo khoác ở trong tủ ra và cho tới khi không còn chiếc áo khoác nào còn lại trong tủ thì cậu mới nghĩ tới việc mình đã để áo khoác ở đâu.
Lần này, khi người mẹ sử dụng biện pháp theo cách mới, dễ dàng hơn để kiên trì theo đuổi với hình phạt này bởi vì nó chỉ xảy ra hai lần một ngày. Cô cũng chỉ tìm cơ hội để củng cố cho hành vi mong đợi ở bọn trẻ khi một đứa đã nhặt được vài thứ: “Cậu con trai của tôi đã tiết kiệm được một công việc vặt bằng cách dọn giầy của con.” Một thành phần quan trọng cho việc thay đổi một hành vi là đưa ra nhận xét tích cực cho hành vi mong muốn.
Buổi tối của ngày thứ hai, đứa con gái 15 tuổi đang khó nhọc bê một đống đồ đi về phòng ngủ của nó. Đã thành công! Kiểu phạt này đã phát huy hiệu quả. Con bé rất tích cực trong các hoạt động ở trường nhưng lại chẳng mấy quan tâm tới việc ở nhà. Chính cô bé đã bỏ giầy của cha mình vào hộp bời vì đôi giày bị vứt ở ngoài sau 8 giờ và tuyên bố rằng cha phải làm cho cô ấy một việc vặt gì đó tại nhà để đổi lấy đôi giày.
Buổi sáng ngày thứ tư là vào thứ Bảy. Cậu con trai 11 tuổi kiểm tra chiếc hộp để tìm xem cậu có phải làm việc vặt gì để lấy lại đồ của mình không. “Con phải làm gì để lấy lại áo khoác của con hả mẹ?” Người mẹ sai con lấy báo ra khỏi ga-ra. Cậu bé không phải là người duy nhất chuộc lại đồ, mọi người trong nhà đều phải làm thế. Sau đó, cậu tự hào lấy từng món đồ đưa cho chủ nhân, huyên thuyên về sự rộng lượng của mình. Đứa con gái độ tuổi mầm non của cô thì tràn đầy năng lượng trong khi người mẹ thì đã bỏ vào trong, xếp bát đĩa và rửa tiếp một loạt bát đĩa khác. “Mẹ có thích cách con giúp mẹ không? Liệu con có cần làm gì trước để chuộc lại món đồ của con không mẹ?” Thành công nữa! Cô bé đã để ý tới các việc vặt khác trước khi được yêu cầu phải làm việc.
Đây là một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng đem đến hiệu quả to lớn mà chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ muốn áp dụng tại nhà của mình đấy. Phương pháp này không những áp dụng được với các bé mầm non mà những đứa trẻ đang trong tuổi ăn tuổi lớn như các học sinh trung học vẫn có thể sử dụng được hình thức phạt vừa nhẹ nhàng nhưng vừa mang lại hiệu quả này.
Hơn nữa, trong thời đại công nghệ hiện nay, hình thức phạt này sẽ giúp các con rời được các trò chơi điện tử từ chiếc điện thoại, ipad, máy tính để dành vài giờ ngắn ngủi cho cuộc sống thực hơn là thế giới ảo.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho ba mẹ trong việc nuôi dạy con cái của mình. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những mẹo dạy con ngoan khác ngay tại đây nhé!
Năm 2024 đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong các…
Giáo dục giới tính là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, là công cụ giúp…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thường gây ra nhiều băn khoăn cho phụ huynh. Nhiều người…
Việc giáo dục giới tính cho trẻ là một quá trình quan trọng giúp các em hiểu rõ về cơ…
Cách quản lý nhân viên tối ưu không còn chỉ xoay quanh việc phân công nhiệm vụ và kiểm soát…
Văn hóa công ty không chỉ ảnh hưởng đến môi trường làm việc mà còn quyết định sự thành bại…