Dù rằng đã có quỹ chi tiêu cá nhân nhưng bạn vẫn luôn gặp tình cảnh chưa đến ngày lương về nhưng đã hết tiền. Hoặc bạn muốn tiết kiệm nhưng chẳng còn đồng nào thừa ra cho bản thân? Đó chính là những dấu hiệu cho việc bạn cần một kế hoạch chi tiêu cá nhân hiệu quả. Kế hoạch cần tuân thủ một số nguyên tắc và các bước rõ ràng. Để thực hiện các bước đó, bạn cần là người nắm chắc những khoản thu chi của mình. Hãy đọc bài viết dưới đây ngay để biết cách kiểm soát các khoản tiền nhé!
Đầu tiên, kế hoạch chi tiêu giống như một bức tranh toàn cảnh về thu chi hàng tháng của chính bạn. Từ kế hoạch này bạn sẽ biết cách phân bổ các dòng tiền của mình sao cho hợp lý nhất, khoản nào cần hạn chế và khoản nào thực sự cần thiết. Tiếp đến, kế hoạch phân bổ chi tiêu là chìa khóa cho việc tiết kiệm. Một kế hoạch chi tiêu cụ thể sẽ chỉ rõ những khoản không cần thiết. Điều này giúp bạn giảm chi, tăng khoản tiết kiệm và tăng được khoản tích lũy . Cuối cùng, việc lập kế hoạch chi tiêu giúp bạn chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vì đã có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ dành một khoản cho các phát sinh như bệnh tật, đám cưới,…
Phân bổ quỹ cá nhân hợp lý giúp bạn dễ dàng xoay xở trong mọi tình huống
Mục tiêu ở đây được chia thành hai giai đoạn: ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể kể như dành ra một khoản tiền để trả được tiền điện, nước hoặc thậm chí là trả những khoản nợ lặt vặt. Còn mục tiêu dài hạn thì ví dụ như mua điện thoại, mua laptop mới, mua xe máy,…
Từ thu nhập hàng tháng, bạn sẽ cần phân loại thành các khoản khác nhau. Ngoài ra, mỗi tháng bạn cũng nên ghi chép lại chi tiêu để có thể liệt kê ra các loại chi phí. Từ việc phân loại cụ thể các loại chi phí, bạn sẽ biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp.
Bạn hãy ghi nhận lại và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online. Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiện mạng … và các khoản chi cố định hàng tháng khác. Đến cuối tháng bạn sẽ có trong tay một danh sách tổng kết các khoản bạn đã tiêu xài trong tháng và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. Hãy ghi nhớ rằng, đây là giai đoạn bạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng của bản thân, cho nên đừng cố gắng thắt chặt chi tiêu khi chưa có thông tin rõ ràng cho việc này.
Lập kế hoạch cho việc kiểm soát chi tiêu
Sau khi kết thúc một tháng theo dõi về thói quen chi tiêu của mình, bạn có thể phân loại ra một vài các hạng mục sau:
– Thu nhập hàng tháng: 8.000.000 VNĐ
– Chi tiêu hàng tháng
Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Hãy phân bổ thu nhập của bạn vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm, chú ý đối chiều với thói quen chi tiêu xem bạn có phân bổ quá nhiều hay quá ít cho một khoản nào hay không. Ở bước này, các ứng dụng quản lý chi tiêu sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.
Thông thường, mọi người sẽ dành khoảng ⅔ thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất là tiền nhà (bao gồm cả tiền điện, nước) và tiền chi cho các nhu cầu thiết yếu. Phần còn lại sẽ dành cho để tiết kiệm hoặc mang một phần tiền đi để đầu tư, cuối cùng là các hoạt động giải trí và mua sắm.
Ứng dụng TNEX – bạn đồng hành của giới trẻ
Lập kế hoạch cho quỹ chi tiêu cá nhân là một yếu tố quan trọng giúp bạn cân bằng được tài chính bản thân. Hy vọng bài viết trên cung cấp đầy đủ thông tin bạn cần và nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều thông tin về quản lý tài chính, bạn có thể ghé thăm Website của ứng dụng ngân hàng số hàng đầu Việt Nam – TNEX.
>>> Xem thêm: Cẩm nang về ngân hàng số cho cuộc sống tiện nghi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng trong quá trình phát triển toàn…
Năm 2024 đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong các…
Giáo dục giới tính là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, là công cụ giúp…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thường gây ra nhiều băn khoăn cho phụ huynh. Nhiều người…
Việc giáo dục giới tính cho trẻ là một quá trình quan trọng giúp các em hiểu rõ về cơ…
Cách quản lý nhân viên tối ưu không còn chỉ xoay quanh việc phân công nhiệm vụ và kiểm soát…