Hướng dẫn cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả, đơn giản cùng TNEX

0
155

Đối với những ai đã lập gia đình, việc quản lý các khoản thu chi mỗi ngày mỗi tháng là chuyện vô cùng cần thiết. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng việc này là vô cùng khó khăn đối với người phụ trách việc này. Hiểu được nỗi khổ của nhiều người, trong bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả, đơn giản mà vô cùng dễ dàng để thực hiện nhé.

 Quản lý chi tiêu hiệu quả mang đến những lợi ích gì?   

Quản lý chi tiêu hiệu quả mang đến những lợi ích gì?

Tại sao cần quản lý chi tiêu gia đình?

Việc quản lý thu chi gia đình bao gồm các hoạt động quan sát, lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp sử dụng tài sản một cách khoa học. Quản lý chi tiêu  giúp người thực hiện chủ động trong việc sử dụng tài sản cá nhân đồng thời khai thác có hiệu quả các “giá trị” của các nguồn tài sản.

Trong mỗi gia đình, thực hiện quản lý thu chi một cách chính xác có hiệu quả là vô cùng cần thiết, bởi khi ấy bạn không chỉ phải lo lắng tài chính cho bản thân mà còn cân bằng các khoản thu chi cho các thành viên khác trong gia đình. Đây là một việc vô cùng khó khăn nhưng nếu bạn kiên trì thực hiện và tuân thủ các quy tắc mà mình đặt ra thì quản lý chi tiêu cho gia đình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn.

Hướng dẫn cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả đơn giản

Quy tắc 6 chiếc lọ

Ở quy tắc này, mỗi chiếc lọ sẽ đại diện cho một loại quỹ khác nhau. Thông thường các lọ quỹ này sẽ được phân bổ vào đầu tháng, thời điểm bạn nhận được lương và các khoản thu khác.

Với tổng thu nhập bạn có được, bạn sẽ tiến hành phân chia như sau:

  • Lọ 1 (chi tiêu cần thiết): lọ này chiếm 55% tổng thu nhập. Ở quỹ này, bạn sẽ sử dụng để trả các mọi chi phí thiết yếu cho cả tháng. Bạn có thể hiểu đơn giản, đây là loại quỹ dùng để thanh toán các hóa đơn, dịch vụ mà bạn và gia đình sử dụng.
  • Lọ 2 (tiết kiệm dài hạn): chiếm 10% tổng thu nhập. Số tiền này được sử dụng như các khoản tiết kiệm để phục vụ cho mục tiêu dài hạn trong tương lai. Đây là số tiền tích lũy quan trọng đối với gia đình. Bạn có thể gửi tiền tiết kiệm ngân hàng để làm nó tăng lên một cách bền vững.
  • Lọ 3 (giáo dục): chiếm 10%, số tiền này dùng để đầu tư vào nâng cao năng lực kỹ năng của mỗi thành viên nhằm mang lại giá trị lâu dài. Bạn có thể dùng số tiền này để đăng ký các khóa học để cải thiện trình độ,…
  • Lọ 4 (hưởng thụ): lọ này chiếm 10% tổng thu nhập, được sử dụng để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của gia đình. Khoản này cũng khá quan trọng vì nó giúp các thành viên được xả stress sau những giờ học tập và làm việc, đồng thời cũng giúp gia đình có những giây phút gắn bó hơn.
  • Lọ 5 (tự do tài chính): chiếm 10%, quỹ này bạn sẽ sử dụng để tại ra các nguồn thu nhập mới thông qua đầu tư, góp vốn kinh doanh, bất động sản,…
  • Lọ 6 (từ thiện): chiếm 5%, số tiền này dùng để bạn làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng,….. Tùy quan điểm của mỗi người mà lọ này có thể có hoặc không.

Những lợi ích của quản lý chi tiêu

Những lợi ích của quản lý chi tiêu 

Quản lý chi tiêu gia đình cùng TNEX

Là một ngân hàng thuần số miễn phí tích hợp các tiện ích quản lý, TNEX không chỉ cung cấp các dịch vụ như một ngân hàng truyền thống, mà còn giúp ghi lại các khoản thu chi và tổng hợp chúng thành các bảng số liệu để người dùng tiện theo dõi.

Nổi bật hơn cả, ở TNEX còn có một tính năng là “quỹ đa năng”. Tính năng này cho phép các thành viên chia sẻ một khoản, khi có bất kỳ biến động về số dư, hệ thống sẽ gửi thông báo đến tài khoản của các thành viên từ đó giúp mỗi người có các nhìn trực quan về chi tiêu trong gia đình. Công cụ này còn nhắc nhở mọi người góp quỹ đều đặn và hỗ trợ thiết lập hạn mức để chi tiêu phù hợp.

 Tại sao cần có phương pháp quản lý chi tiêu gia đình?

Tại sao cần có phương pháp quản lý chi tiêu gia đình?

Tổng hợp

Trên đây là 2 cách giúp bạn quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả đơn giản nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ có thể mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích hỗ trợ cho bạn và gia đình có cuộc sống ổn định về tài chính trong tương lai. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết nhé.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm xe máy mua ở đâu? Cách mua bảo hiểm xe máy online nhanh chóng, an toàn