Categories: Giáo dục

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học và những điều bố mẹ cần biết

Ở giai đoạn tiểu học là bé đã học được rất nhiều kỹ năng khác nhau nhưng việc giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho trẻ có tự mình có thể phục vụ cho cuộc sống của mình. Nắm được những kỹ năng này sẽ giúp cho trẻ có thể thích nghi với môi trường bên ngoài và tự lập từ những việc đơn giản nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm một vài kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học để bố mẹ có thể hiểu rõ hơn.

Tại sao nên dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học?

Độ tuổi từ 6 – 10 là giai đoạn bé đang hình thành những tính cách và hành vi mới không như ở lứa tuổi mầm non nữa. Sự trưởng thành này của bé theo hướng tích cực hay tiêu cực sẽ dựa vào cách giáo dục của gia đình và nhà trường. Vào độ tuổi này tính cách và suy nghĩ của bé đã có những nhận định cá nhân vì vậy không thể tránh khỏi những hành vi không đúng. 

Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học rất quan trọng vì sẽ giúp nhân cách, tính tình của bé được rèn và uốn nắn theo chiều hướng tích cực. Cách giáo dục này không chỉ tác động ở thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng đến nhân phẩm của trẻ trong tương lai.

>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống tiểu học cho trẻ

Những cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

Dạy trẻ tự lập từ những việc cơ bản nhất

Bắt đầu để trẻ có thể tự mình làm những việc cá nhân không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Như việc tự mặc quần áo, mang giày,… Những việc này bố mẹ nên tập cho bé từ những năm mẫu giáo để khi đến tiểu học các bé đã có thể thành thạo những kỹ năng này.

Đối với những trẻ tiểu học bố mẹ nên tập cho bé từ những công việc nhỏ nhất như việc giặt đồ. Bạn có thể cho con tự giặt đồ của bản thân, dạy bé từng bước của việc giặt đồ cho đến phơi đồ như thế nào. Bạn có thể dạy cho bé kỹ năng giặt tay lẫn giặt máy. Từ những điều nhỏ nhặt ấy sẽ giúp con gom thành những kỹ năng cứng cáp trong cuộc sống đấy. 

Tạo ra những hoạt động về môi trường cho trẻ

Đối với những trẻ tiểu học đã có những nhận thức riêng và mọi thứ xung quanh bé thấy đều mang lại những sự tò mò nhất định. Có thể bé đã được nghe bố mẹ, thầy cô nói nhiều về việc bảo vệ môi trường, trồng cây xanh,… nhưng vẫn chưa được tận mắt chứng kiến. Vì thế hãy tạo ra những hoạt động như bảo vệ môi trường, trồng cây… 

Bạn có thể bắt đầu cho bé tự mình trồng một loại cây, có thể là loại rau mà bé thích. Dạy bé từng bước từ chuẩn bị chậu, làm đất, tưới cây, chăm sóc và thu hoạch. Qua đó, bé có thể học được tính cách có trách nhiệm trong công việc hơn. Hãy sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy khác nhau để bé có thể bé con luôn có những trải nghiệm mới. 

Tự tay tạo nên món quà ý nghĩa

Thay vì bạn đưa con mình tới một cửa hàng để gói quà tặng thì bạn nên dạy cho bé tự mình tạo ra những món quà ý nghĩa. Bạn có thể nói với bé rằng nếu như gói quà thì quá đơn giản, tại sao con không làm một chiếc thiệp và tự mình gói quà sẽ tạo cho bạn nhiều sự bất ngờ hơn. Như vậy, bạn đã động viên được tinh thần sáng tạo cũng như giúp cho bé biết quý trọng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương. 

Chuẩn bị bữa ăn đơn giản

Đối với những trẻ dưới 5 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé cách tự mình trộn sữa chua đơn giản với hoa quả. Từ 6 tuổi trở đi thì bạn có thể dạy cho bé cách nấu cơm, nhặt và rửa rau, rửa chén sau bữa ăn… những công việc đơn giản nhưng sẽ giúp cho bé thành thạo công cụ bếp nhanh hơn.

Tập cho bé tự giữ gìn vệ sinh khu vực sinh hoạt của mình

Hãy tập cho bé cách dọn vệ sinh phòng tắm hoặc phòng ngủ như một trách nhiệm của con cần phải làm. Đừng ngần ngại hãy cho bé tập đeo găng tay để có thể cọ rửa bồn rửa mặt, dụng cụ nhà tắm,… Cũng như sắp xếp những đồ đạc trong phòng mình một cách ngay ngắn và chỉnh chu. Và chắc chắn các con rửa tay kỹ sau khi dọn dẹp nhé! 

Các bố mẹ cũng nên dành những lời khen ngợi và động viên bé sau những việc làm để bé có động lực duy trì và tự tin hơn. 

Dạy cho con cách trong việc chi tiêu tiền

Không hẳn cho con tiếp xúc với đồng tiền sớm là xấu, quan trọng là cách dạy của bố nên khéo léo và theo hướng tích cực. Việc này thì chắc hẳn sẽ phù hợp với các bé ở độ tuổi từ 6 trở đi khi bé đã được học về những con số. Bố mẹ có thể thưởng khi con đạt thành tích tốt hoặc hoàn thành công việc được giao. Để bé có thể sử dụng đồng tiền hợp lý trên sức lao động của mình, không dựa dẫm vào người khác. 

Kết,

Ngoài ra thì đã có nhiều trường cũng thêm những hoạt động bao gồm kỹ năng sống cho trẻ tiểu học vào chương trình học. Do đó, bố mẹ có thể kết hợp với trường học mà giúp bé có những định hướng tốt nhất trong tương lai. Từ kỹ năng sống tốt sẽ tạo nên những con người có nhân cách hoàn hảo. 

admin

Comments are closed.

Recent Posts

Xu hướng các lớp học ngoại khóa mới nhất năm 2024

Năm 2024 đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong các…

2 weeks ago

Giáo dục giới tính trong môi trường kỹ thuật số: Sự an toàn và nhận thức cho trẻ 

Giáo dục giới tính là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, là công cụ giúp…

2 weeks ago

Liệu có quá sớm để bắt đầu dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi?

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thường gây ra nhiều băn khoăn cho phụ huynh. Nhiều người…

3 weeks ago

Những sai lầm phổ biến khi giáo dục giới tính cho trẻ mà cha mẹ cần tránh

Việc giáo dục giới tính cho trẻ là một quá trình quan trọng giúp các em hiểu rõ về cơ…

4 weeks ago

Nắm bắt ngay cách quản lý nhân viên dựa trên năng lực cá nhân của mỗi người

Cách quản lý nhân viên tối ưu không còn chỉ xoay quanh việc phân công nhiệm vụ và kiểm soát…

1 month ago

Văn hóa công ty ảnh hưởng thế nào đến sự hấp dẫn của doanh nghiệp?

Văn hóa công ty không chỉ ảnh hưởng đến môi trường làm việc mà còn quyết định sự thành bại…

1 month ago