Ngày nay, nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam bên cạnh phát triển thể lực còn tập trung đầu tư vào việc học tiếng anh cho các bé. Với sự phát triển chóng mặt của xã hội thì việc thành thạo ngôn ngữ toàn cầu này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội trong tương lai, là bước đệm vững chắc để có một sự khởi đầu sáng lạng cho con trẻ. Thế nhưng xoay quanh vấn đề này cũng có rất nhiều nỗi băn khoăn, thắc mắc mà nhiều bậc phụ huynh đang loay hoay tìm lời giải đáp. Sau đây, British Council xin được gửi đến bạn những điều cần biết đối với tiếng anh thiếu nhi. Hy vọng sẽ giúp giải quyết những câu hỏi tồn tại đã lâu của bạn.
Các bậc phụ huynh ngày càng chú trọng việc đầu tư học tiếng anh cho con
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng cho trẻ học tiếng anh từ sớm sẽ bị rối loạn ngôn ngữ. Vì một lúc khiến bé phải làm quen hai thứ tiếng khác nhau, tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy giai đoạn mầm non (từ 3 – 6 tuổi) là thời gian mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất.
Thậm chí, ở độ tuổi này, não bộ không chỉ nhận biết 1 mà còn có khả năng hiểu và tiếp nhận 2, 3 ngôn ngữ khác cùng một lúc.
Cho trẻ học tiếng anh từ sớm còn giúp việc luyện phát âm dễ dàng hơn. Các bé sẽ có khả năng tiếp nhận âm thanh tốt hơn những lứa tuổi khác. Qua độ tuổi thiếu nhi thì khả năng tự nhiên này sẽ dần giảm đi. Đó là lý do vì sao lứa tuổi thiếu niên, người lớn thường gặp khó khăn trong việc phát âm tiếng anh. Hầu hết với những trẻ học tiếng anh ở độ tuổi này đều sẽ có thể nói tiếng anh chuẩn xác như người bản ngữ.
Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu trẻ em Yale còn chứng minh rằng “Sự linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ nói được 2 ngôn ngữ vượt trội hơn hẳn trẻ chỉ nói được 1 ngôn ngữ. Sự kích thích khả năng ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ.” Theo các nghiên cứu của Đại học Harvard cũng cho biết việc học ngoại ngữ từ sớm giúp trẻ tăng khả năng tư duy phản biện, sự sáng tạo và trí tuệ cũng linh hoạt hơn.
Việc cho trẻ tiếp xúc tiếng anh từ sớm sẽ kích thích não bộ phát triển và khả năng phát âm chuẩn như người bản ngữ
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Hãy xem tiếng anh cũng như ngôn ngữ chính của chúng ta. Ngay từ những ngày đầu ban sơ, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ không biết chữ mà chỉ bập bẹ nghe người lớn nói và bắt chước lại những gì nghe được. Và tiếng anh cũng sẽ đi theo quy trình này. Trẻ em sẽ bắt đầu hình thành kỹ năng nghe nói trước, song song với đó là việc nhận diện mặt chữ và dần nâng cao khả năng đọc và viết.
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, thì đối với các bé trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi, việc tạo một môi trường cho bé tiếp xúc với tiếng anh qua nghe – nói sẽ hình thành phản xạ tự nhiên cho bé, quan trọng hơn rất nhiều việc tập viết cho trẻ. Ở thời kỳ này, trẻ không phải học thông qua chữ viết giấy bút mà qua 6 “ngõ” nhỏ của não: nhìn, nghe, nếm, sờ, ngửi và hành động. Do đó, việc học tập, thu nạp các kiến thức về ngôn ngữ, khái niệm, hình ảnh, quan niệm, lối sống và tác phong được diễn ra tự nhiên, nhanh chóng, dễ dàng nhưng vững chắc, lâu bền, hiệu quả nhất.
Trẻ em làm quen với ngôn ngữ mới bằng việc nghe và bắt chước
Đối với nhiều cặp bố mẹ, khi quyết định cho con tiếp xúc với tiếng anh thường băn khoăn không biết nên mời thầy về dạy hay học nhóm tại nhà hoặc tham gia các khóa học tiếng anh dành cho trẻ em tại các trung tâm. Để trả lời cho câu hỏi đó, cần lưu ý những điều sau.
Những hoạt động ngoại khóa thú vị, có ý nghĩa tại các trung tâm sẽ kích thích hứng thú học tập cho bé
Bạn có thể áp dụng phương pháp học mà chơi cho trẻ để kích thích hứng thú tìm hiểu ngoại ngữ này. Dạy và học thông qua bài hát, thơ ca, trò chơi, phim hoạt hình,…bằng tiếng anh sẽ giúp bé như đang được giải trí chứ không phải là những giờ học khô khan. Qua đó còn dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ từ vựng, câu nói nhanh và lâu hơn rất nhiều.
Hãy biến việc tiếp nhận tiếng anh thành trò chơi hấp dẫn cho các bé, hoặc thậm chí đôi lúc chẳng cần liên quan gì đến môn học. Nhưng cần lưu ý một điều là hãy lựa chọn, phân chia khối lượng kiến thức, thời lượng học cũng như mức độ sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ nhất.
Hãy biến việc tiếp nhận tiếng anh thành trò chơi hấp dẫn cho các bé
Dẫu biết việc học tiếng anh rất quan trọng, nhưng bạn đừng quá nôn nóng mà biến việc học trở thành trọng trách lớn đè nặng lên tâm hồn vô tử của bé, khiến cho mỗi giờ học trở nên căng thẳng và ám ảnh. Hãy để trẻ tiếp xúc một cách tự nhiên nhất có thể, đừng phân biệt quá rạch ròi giữa việc học nghiêm túc và vừa học vừa chơi bởi theo nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy trẻ em có thể học được rất nhiều khi chơi. Không những thế khi được vận động, hát, nhảy múa, kể chuyện, hay làm thủ công còn giúp bé phát triển các kỹ năng giao tiếp. Và một khi trẻ cảm thấy thích thú và hứng khởi, sẽ tạo động lực cho việc học ngoại ngữ và đem lại kết quả rất tốt.
Hãy tôn trọng ý muốn của bé, dành thời gian để hiểu cá tính, sở thích, của con để không chỉ riêng việc học tiếng Anh mà trong mọi vấn đề khác , bố mẹ cũng sẽ đều tìm ra một “phương án” phù hợp nhất để đồng hành cùng con vào lúc con sẵn sàng nhất. Điều này quan trọng hơn rất nhiều so với việc “sớm hay muộn, lợi hay hại”.
Kỳ vọng chứ đừng tạo áp lực, để việc học tiếng anh của bé diễn ra tự nhiên
British Council vừa giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn với tiếng anh thiếu nhi. Mong rằng với bài viết này đã giải quyết được những thắc mắc trong lòng của các bậc phụ huynh cũng như giúp ích cho con đường vươn đến tương lai sáng ngời cùng ngôn ngữ toàn cầu của các bé. British Council khuyên rằng việc cho trẻ học tiếng anh từ sớm là rất cần thiết nhưng các ông bố, bà mẹ cần cho trẻ cách sử dụng tốt cả hai ngôn ngữ, không hình thành những thói quen làm mất khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Việt.
Năm 2024 đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong các…
Giáo dục giới tính là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, là công cụ giúp…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi thường gây ra nhiều băn khoăn cho phụ huynh. Nhiều người…
Việc giáo dục giới tính cho trẻ là một quá trình quan trọng giúp các em hiểu rõ về cơ…
Cách quản lý nhân viên tối ưu không còn chỉ xoay quanh việc phân công nhiệm vụ và kiểm soát…
Văn hóa công ty không chỉ ảnh hưởng đến môi trường làm việc mà còn quyết định sự thành bại…