Xây dựng nền tảng giáo dục cho một thế hệ đã khó, nhưng khó khăn hơn là chọn ngôi trường để đầu tư tương lai cho các con. Việc lựa chọn giữa trường công lập hay các trường quốc tế tại tphcm luôn là điều khiến các bậc phụ huynh băn khoăn. Theo dõi bài viết dưới đây để thấy sự khác nhau của hai môi trường này nhé.
Khác biệt về ngôn ngữ giảng dạy
Các môn học của trường công đa số dạy bằng tiếng Việt, còn các trường quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh. Tuy nhiên đối với các trẻ mầm non hay tiểu học khi học các trường quốc tế tại TPHCM không có nghĩa sẽ bỏ quên tiếng Việt, quá trình học vẫn có sự đan xen với tiếng mẹ đẻ để vừa học ngoại ngữ vừa bổ sung được vốn tiếng Việt.
Khác biệt trong chương trình học
Trên thực tế chườn trình giảng dạy tại các trường học phong phú hơn nhiều. Có trường dạy hoàn toàn theo chương trình Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, có trường song ngữ kết hợp giữa tiếng Việt và ngoại ngữ và có trường quốc tế để giữ vững nét văn hóa dân tộc vẫn đào tạo học sinh theo chương trình của Bộ giáo dục.
Với nhiều loại hình giảng dạy như hiện nay, nhưng nhìn chung vẫn bào gồm các môn học như: Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Công nghệ, Giáo dục sức khỏe, Giáo dục thẩm mỹ, Chương trình ngoại khóa,…
Dựa trên nền tảng các môn học trên, chương trình học sẽ có sự biến tấu khác nhau để phù hợp với học sinh của văn hóa quốc gia đó. Đối với Việt Nam, do ảnh hưởng nền giáo dục của Pháp, Nga hay nho giáo ngày xưa.
Đối với chương trình như IB, Cambridge A Level thì tính quốc tế cao hươn và dễ dàng hòa nhập với thế giới. Sách giáo khoa quốc tế dày gấp nhiều lần sách giáo khoa Việt Nam với nội dung phong phú, mang tính thực hành cao.
Phương pháp giảng dạy
Giáo dục phương Tây dựa trên các nghiên cứu khoa học như phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, dạy kết hợp công nghệ thông tin từ sớm, dạy theo chủ đề, dạy học dựa trên hứng thú hay lớp học đảo ngược,… Đây là các phương pháp đã được áp dụng và lan tỏa tới các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Các giáo viên phương Tây luôn cập nhật kiến thức khoa học qua tạp chí, các môn học mình giảng dạy. Trong khi giáo viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục quốc tế.
Khác biệt về văn hóa
Nếu chỉ có chương trình học quốc tế thôi chưa đủ làm thành trường quốc tế. Mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngôn ngữ, giáo viên học sinh quốc tế,… Về văn hóa, trường công và quốc tế khác nhau như trường quốc tế hướng tới sự tự do, tôn trọng cá tính riêng của từng em. Giáo dục Việt Nam đề cao sự tôn ti, trật tự, tập thể hơn cá nhân. Tuy nhiên không thể nói văn hóa nào hơn vì có thể nhược điểm của văn hóa này là ưu điểm của văn hóa khác.
Khác biệt về bằng cấp
Một điểm cần đề cập đến là khác biệt về văn hóa. Khi tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam thì có thể nộp hồ sơ tại các trường đại học Việt Nam. Trường hợp muốn du học nước ngoài thì phải có các chứng chỉ chuẩn hóa quốc tế đòi hỏi bạn học thêm 1-2 năm dự bị đại học khi du học.
Với bằng cấp tại các trường quốc tế như IB, Cambridge được các tổ chức giáo dục quốc tế công nhận thì có thể nộp hồ sơ vào hầu hết các trường đại học nước ngoài (cùng với chứng chỉ TOEFL , IELTS, SAT, bài luận,…). Để vào được các trường danh tiếng ở Mỹ, con bạn có thể lấy bằng Tú tài Mỹ, SAT, các hoạt động cộng đồng,… tại các trường quốc tế để tăng thêm cơ hội.
>>> Tham khảo: Hệ thống giáo dục tiên tiến của trường quốc tế Việt Úc
Kết,
Với mong muốn con em có thể phát triển toàn diện, tất cả các trường quốc tế đều có hoạt động ngoại khóa, năng khiếu để các em có môi trường bộc lộ tài năng bên trong. Đầu tư giáo dục cho em cần khoản thời gian lâu dài và không bao giờ lỗ. Vì vậy nếu có điều kiện hãy cho các con được học tại các trường quốc tế tại tphcm để con phát triển tốt nhất.