Hiểu về tâm lý của trẻ mầm non sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy con cái và giúp con phát triển tốt nhất, xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa con và ba mẹ hơn. Do đó trong bài viết dưới đây trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc VAS sẽ chỉ ra một số đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non.
1. Trẻ luôn tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh
Trẻ nhỏ lần đầu tiên được biết tới thế giới xung quanh mình nên luôn tò mò và muốn khám phá mọi thứ. Nhận thức của trẻ được hình thành từ những quan sát và khám phá các vật xung quanh bằng các giác quan của mình. Trẻ thích tham gia các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử các món ăn… Ở giai đoạn này do nhận thức của trẻ vẫn còn kém nên ba mẹ cần hết sức chú ý tới việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Bạn hãy luôn chú ý để các đồ vật, đảm bảo rằng xung quanh bé không có đồ vật nào có hại tới bé. Hãy luôn hướng dẫn bé về những món đồ có thể gây hại cho bé và nói về những tác hại của việc nếu bé sử dụng nó mà không có người lớn bên cạnh để bé biết thay vì chỉ nói con không được động vào món đồ đó. Việc chỉ cấm con động vào thứ gì đó sẽ chỉ càng gây tò mò cho bé mà thôi, bé sẽ càng cố gắng làm việc mà bạn cấm bé khi bạn không chú ý.
Đồng thời, cha mẹ hãy luôn tạo điều kiện cho trẻ ra ngoài chơi và khám phá thế giới. Cha mẹ cũng có thể mua cho con các món đồ chơi hay tranh minh họa và dạy con về tên và công dụng của những thứ đó để mở rộng khả năng hiểu biết của trẻ, cho trẻ thỏa sức tò mò và khám phá mọi thứ.
2. Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân
Dù trẻ vẫn còn nhỏ nhưng thực tế trẻ ở giai đoạn mầm non đã bắt đầu hình thành lên ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra ý kiến cá nhân về các bộ phim hay bản nhạc mà bé được nghe. Dù rằng giai đoạn này nhận thức của trẻ vẫn còn kém nhưng bạn hãy để cho trẻ tự do đưa ra ý kiến của mình và tôn trọng ý kiến đó chứ đừng gạt đi và bắt trẻ phải luôn luôn nghĩ theo ý bạn. Hãy luôn lắng nghe ý kiến của trẻ và chỉ can thiệp khi thấy trẻ có suy nghĩ không đúng.
Ngoài việc trẻ biết đưa ra nhận xét cho những việc xung quanh trẻ cũng rất để ý tới những nhận xét mà người khác dành cho mình. Đây chính là giai đoạn mà các kỹ năng về cảm xúc và xã hội của trẻ phát triển mạnh nhất. Trẻ rất dễ bị tác động bởi những lời nhận xét của mọi người nên bạn hãy thận trọng chú ý trong việc sử dụng lời nói để nói với trẻ tránh làm trẻ cảm thấy tổn thương.
Do vậy cha mẹ hãy chú ý quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng nên tránh việc khen, chê hay trách phạt bé trước mặt những người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân mình.
>>> Xem thêm: VAS hướng dẫn cách dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ
3. Trẻ bắt đầu tự lập
Ở lứa tuổi mầm non trẻ thường thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như tự mình vệ sinh cá nhân, tự ăn, dọn dẹp đồ chơi…. Chính vì vậy mà cha mẹ nên để trẻ tự làm những việc trong khả năng của trẻ và khuyến khích các em giúp đỡ các công việc trong gia đình phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của các em.
Cha mẹ hãy nên tạo điều kiện để dạy cho trẻ những kỹ năng tự mình làm vệ sinh cá nhân và những việc nhỏ mà vừa sức với bé để bé tự lập hơn. Điều này cũng giúp bé trở lên tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân mình.
4. Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo
Theo trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc thì trẻ em rất thích thú khi có thể giao tiếp được với mọi người. Nhờ giao tiếp trẻ có thể truyền đạt được ý nghĩ của mình cho mọi người từ đó giúp trẻ cảm thấy vui hơn vò mọi người có thể hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mình. Trẻ sẽ quan sát những gì diễn ra xung quanh mình, cha mẹ và những người lớn để học hỏi cách họ giao tiếp. Do đó ở giai đoạn này việc đảm bảo ngôn từ giao tiếp chuẩn mực, nội dung giáo dục cần cung cấp vốn từ phong phú, gần gũi với trẻ và tiếp cận tự nhiên thông qua các câu chuyện như truyện cổ tích phù hợp với độ tuổi của trẻ.
5. Trẻ thích được yêu thương
Trẻ mầm non lần đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài không phải đứa trẻ nào cũng sẽ bạo dạn để chạy nhảy khắp nơi khám phá một cách vô tư mà không sợ hãi gì cả. Có những trẻ khi lần đầu khám phá thế giới tâm lý của trẻ thường là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Đối với những trẻ này, người lớn không nên sử dụng những từ tiêu cực để đánh giá về trẻ hay chê trách trẻ. Thay vào đó bạn nên động viên và an ủi trẻ. Khi trẻ mắc sai lầm bạn cũng đừng vội vàng quát mắng trẻ mà hãy nhẹ nhàng phân tích cho trẻ những lỗi sai của trẻ để trẻ hiểu và tự nhận ra vấn đề là mình sai ở đâu và sửa chữa để tránh mắc lại sai lầm đó một lần nữa.
Bên cạnh việc tự mình dạy trẻ như vậy thì việc tìm cho trẻ một môi trường giáo dục mầm non tốt có các giáo viên giàu kinh nghiệm và đạo đức tốt trong việc nuôi dạy trẻ là rất quan trọng. Bởi trong giai đoạn này người lớn có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ, mọi hành vi của người lớn đều sẽ có thể ảnh hưởng tới tâm lý hành vi của trẻ. Do vậy mà môi trường mầm non cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục trẻ.
Hiện trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc VAS đang được đánh giá là một trong những trường mẫu giáo quốc tế tốt nhất. Với tiêu chí mang lại nền giáo dục tốt nhất dành cho các học sinh của mình, VAS luôn coi trọng trong việc đầu tư vào chất lượng giáo viên, đmả bảo giáo viên giảng dạy phải là người có nhân cách đạo đức tốt, hiểu về tâm lý của trẻ nhỏ và có kinh nghiệm chuyên môn trong nuôi dạy trẻ. Do đó các bậc phụ huynh có thể yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình cho trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà VAS đưa ra về các đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non để giúp cha mẹ hiểu được và có những biện pháp giáo dục con phát triển tốt hơn. Ngoài những thông tin trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm về trường mẫu giáo quốc tế Việt Úc và học phí của trường tại đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/post/hoc-phi-mam-non