Việc học Anh văn giao tiếp đối với nhiều người đã là rất khó rồi, với những người bị mất gốc tiếng Anh thì lại càng khó hơn. Bởi lẽ họ đã từng học Anh văn giao tiếp nhưng do không được học một cách bài bản dẫn đến việc cảm thấy chán nản và mất gốc tiếng Anh. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho những người bị mất gốc tiếng Anh một kế hoạch chi tiết để học Anh văn giao tiếp thành công.
1. Học phát âm tiếng Anh
Đối với Anh văn giao tiếp thì phát âm chuẩn chính là bước đầu tiên giúp người học có thể giao tiếp được tiếng Anh tốt hơn. Bởi lẽ khi đã phát âm chuẩn rồi thì khi nói tiếng Anh với người khác, người nghe mới có thể hiểu được. Vậy nên bước đầu tiên và quan trọng nhất trong lộ trình học Anh văn giao tiếp đó là học lại phát âm một cách chuẩn xác.
Ngoài ra, phát âm chuẩn cũng là nền tảng cơ bản để giúp người học có thể phát triển tốt các kỹ năng khác như kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Vì khi đó bạn có thể phân biệt được những từ phát âm gần giống nhau trong tiếng Anh, có thể dễ dàng nghe, hiểu đối phương muốn truyền đạt gì tới bạn.
Bước đầu luyện tập phát âm bạn hãy nên chọn những giáo trình luyện phát âm cơ bản như American Accent Training nếu bạn muốn học phát âm chuẩn giọng Mỹ. Phát âm theo giọng Mỹ cũng là lựa chọn phổ biến của hầu hết người học tiếng Anh tại Việt Nam. Vậy nên việc xác định cho mình cách phát âm theo giọng nào ngay từ đầu cũng giúp quá trình luyện tập của bạn tốt hơn.
Để tự học phát âm tốt, bạn nên lặp đi lặp lại nhiều lần những gì mà bạn được nghe. Tốt nhất bạn nên luyện nói trước gương để có thể nhìn vào gương và điều chỉnh miệng, lưỡi sao cho phát âm thật chuẩn xác. Trong tiếng Anh có rất nhiều nguyên tắc phát âm khác nhau như nối âm, tổ hợp âm, phát âm đuôi, âm câm…. Do đó bạn phải thật sự chăm chỉ và kiên trì thì mới có thể thành công được.
Để quá trình luyện tập phát âm diễn ra tốt hơn bạn nên thường xuyên luyện tập phát âm với người bản xứ thông qua các video dạy phát âm, phim hoặc chương trình truyền hình….
2. Luyện kĩ năng nghe và đọc
Bạn cần phải thành thạo kỹ năng nghe và đọc trước để bước đầu giúp bạn tiếp cận lại với tiếng Anh một cách dễ dàng hơn. Khi đã nghe hiểu rồi bạn mới có thể phản hồi lại được với người nói trong quá trình giao tiếp. Và khi có thể thông thạo được kỹ năng đọc cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập kỹ năng viết của mình. Sau khi đã thành thạo được 2 kỹ năng nghe, đọc và phát âm rồi thì việc tiếp cận với 2 kỹ năng nói và viết của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm: Học anh văn thiếu nhi ở đâu tại tphcm?
3. Tư duy bằng tiếng Anh
Đối với bất cứ người học nói ngôn ngữ nào, bí quyết giúp họ nói ngôn ngữ đó trôi chảy và phản xạ nhanh là do họ đang tư duy bằng ngôn ngữ đó. Đó chính là lý do vì sao bạn cần phải tập cho mình tư duy bằng tiếng Anh khi bạn học Anh văn giao tiếp.
Lý do khiến bạn phản ứng chậm khi nói tiếng Anh chính là vì bạn đã mất quá nhiều thời gian để dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh khi suy nghĩ câu trả lời của mình. Chính vì vậy mà bạn đôi khi còn cảm thấy bế tắc khi không biết dịch câu trả lời đó từ tiếng Việt qua tiếng Anh ra sao hoặc thấy mình mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ câu trả lời. Do đó bạn cần luyện tập cho mình tư duy bằng tiếng Anh ngay từ bây giờ.
Để luyện tập tư duy bằng tiếng Anh bạn hãy bắt đầu bằng cách luôn nghĩ trong đầu tên của các đồ vật xung quanh bằng tiếng Anh. Bắt đầu với những vật dụng hàng ngày và lặp đi lặp lại suy nghĩ đó, cùng với đó bạn hãy thường xuyên tự suy nghĩ ý mô tả hành động của mình bằng tiếng Anh. Dần dần việc này sẽ giúp hình thành thói quen trong bạn và bạn sẽ có thể tư duy bằng tiếng Anh tốt hơn.
4. Luyện tập theo kỹ thuật nói đuổi
Đây là một trong những kỹ thuật khá mới nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Kỹ năng này giúp bạn không chỉ luyện được cách phát âm mà còn cả ngữ điệu và nhịp điệu sao cho thật tự nhiên và giống với người bản ngữ nhất.
Với kỹ năng này, bạn sẽ không nghe hết câu rồi lặp lại như bình thường mà là vừa nghe vừa nói theo người nói, bắt chước về cả tốc độ, ngữ điệu và cách phát âm…
Ban đầu khi mới áp dụng phương pháp này bạn nên chọn một bài nghe ngắn, sau đó mở file nghe với tốc độ chậm và nói theo. Dần dần khi bạn cảm thấy bản thân đã bắt chước khá giống giọng điệu và cách phát âm rồi, bạn hãy để nghe tốc độ bình thường để có thể luyện được tốc độ nói của mình.
Kỹ năng này cũng yêu cầu người học phải kiên trì, khi mới bắt đầu bạn nên chọn tốc độ nói chậm, và với từ nào quá khó phát âm bạn có thể dừng file nghe lại và luyện phát âm riêng từ đó cho tới khi thuần thục rồi tiếp tục nghe tiếp.
Trên đây là kế hoạch chi tiết giúp cho người bị mất gốc tiếng Anh học Anh văn giao tiếp. Hy vọng bài viết có ích cho các bạn trong quá trình học Anh văn giao tiếp của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách học Anh văn giao tiếp tại đây.