Kỹ năng sống mầm non là rất quan trọng với trẻ. Hầu như các cha mẹ hiện nay đều hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng có những người dạy con mãi không thành công. Lý do là do họ đã không tuân thủ các nguyên tắc trong việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non, dẫn đến việc dù bạn có muốn dạy trẻ bao nhiêu cũng không thu được kết quả như mong đợi.
1. Không quá cưng chiều trẻ
Đối với cha mẹ, con cái mình chính là “cục vàng”. Vậy nên họ luôn muốn dành cho con hết tất cả tình yêu thương và những điều tốt đẹp nhất cho con. Họ luôn muốn đáp ứng theo những gì con muốn và thích. Thậm chí, khi con phạm sai lầm, cha mẹ cũng luôn ra mặt và nói rằng con mình còn nhỏ nên chưa biết gì.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ lại thường chỉ biết sống theo bản năng vì chúng vẫn chưa biết được điều nào là tốt điều nào là xấu nên việc cha mẹ càng tỏ ra dễ dãi và khoan hồng với những lỗi lầm của con sẽ càng làm hại bé hơn. Bởi bé luôn cho rằng mọi việc mình làm đều là đúng và bé luôn có được thứ bé muốn chỉ cần bé thích. Dần dần bé sẽ tự cho rằng mình luôn luôn đúng và mình là số một trong mắt mọi người. Việc cha mẹ chiều con quá mức khiến bé thiếu hụt đi kỹ năng sống mầm non cần thiết và trở lên ngang bướng, khó dạy hơn sau này.
2. Không can thiệp quá nhiều vào không gian của con
Cha mẹ cần dành thời gian ưu tiên cho con, ở bên con. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phải hi sinh tất cả công việc và thời gian của mình dành cho con, can thiệp vào mọi hoạt động hàng ngày của con.
Cha mẹ cần phải để con có không gian riêng và tự làm những công việc của mình. Nhiều cha mẹ cứ luôn dành thời gian để làm hộ con bài tập về nhà của con, lựa chọn cho con môn học con nên học, những người bạn con nên chơi….Nếu cha mẹ làm như vậy không những khiến con cảm thấy không thoải mái vì bị cha mẹ can thiệp quá nhiều mà dần dần khi đã quen với việc đó, con sẽ cảm thấy bị phụ thuộc và khó có thể sống tự lập được khi ra ngoài xã hội, rời xa khỏi vòng tay cha mẹ.
>>> Xem thêm: Tham quan trường mầm non quốc tế tại tphcm
3. Dạy con theo đúng độ tuổi
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đưa ra những quy định về những độ tuổi nào được dạy những kỹ năng sống mầm non nào. Bởi mỗi độ tuổi nhát định sẽ có tác động lên hành vi của trẻ. Chúng ta thường căn cứ vào sức của trẻ mà dạy cho trẻ những kỹ năng sống mầm non khác nhau, trẻ 2 tuổi thì sẽ có thể tự mình làm được một số việc cá nhân như tự mình xúc cơm ăn, tự đi vệ sinh, vứt rác vào thùng, tự thay đồ…. Bạn cần căn cứ vào thể lực của bé để dạy né những kỹ năng sống mầm non phù hợp.
Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng rất hay tò mò và thích khám phá về thế giới xung quanh, cha mẹ đừng ngăn cản con nếu con thấy con ngồi nghịch cát trong công viên hay chơi với các vũng nước trong sân nhà sau cơn mưa. Đây là cơ hội tốt để con khám phá những điều thú vị của thế giới và phát triển tư duy của bản thân, bạn chỉ cần nhắc nhỏ bé không nên nếm thử những thứ đó.
4. Cho con được tự lập
Việc bạn đưa ra cho con những giới hạn giúp con trẻ phát triển khả năng và tự mình kiểm soát và tự chịu trách nhiệm là điều nên làm để khuyến khích con tự mình làm việc một cách độc lập giúp con phát triển và tự định hướng bản thân.
Tạo cơ hội cho trẻ được sống tự lập giúp trẻ có thể tự mình làm việc, và dễ dàng hòa nhập với cuộc sống ngoài xã hội sau khi rời xa khỏi vòng tay của cha mẹ.
5. Tránh kỷ luật hà khắc
Bạo lực không bao giờ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề, việc này có khi còn gây phản tác dụng đối với trẻ. Thực tế cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ sử dụng vũ lực để dạy dỗ lại thường có xu hướng thích gây gổ với các bạn khác. Những đứa trẻ này luôn bị ám ảnh bởi việc bị bạo lực vì vậy chúng luôn muốn sử dụng bạo lực để phản kháng lại và trở thành những kẻ hay đi bắt nạt người khác.
Bạn vẫn có những cách khác để dạy cho trẻ biết về điều trẻ làm sai đó là sử dụng lời nói và hành động của bản thân. Chính vì vậy, bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề khi con bạn có hành vi không nghe lời hoặc gây ra lỗi lầm. Hãy để cho trẻ cảm nhận thấy được tình yêu thương của cha mẹ, như vậy mới giúp trẻ dễ dàng thay đổi được bản thân sau những lần phạm sai lầm hơn.
6. Hãy luôn tôn trọng trẻ
Để dạy trẻ về việc tôn trọng người lớn thì bạn cũng cần phải là người tôn trọng trẻ. Bạn cần phải có thái độ công bằng đối với trẻ như đối với những người lớn xung quanh. Trẻ em cũng đáng được tôn trọng, được đóng góp ý kiến của mình vào các vấn đề trong gia đình. Cách mà cha mẹ đối xử tôn trọng với con cũng chính là nền tảng để sau này con ra ngoài xã hội cũng biết đối xử tôn trọng với những người khác tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
7. Là tấm gương tốt cho con
Việc dạy con không chỉ là việc bạn luôn nói cho con chỉ cho con những điều đúng đắn nhưng bản thân lại luôn làm những điều ngược lại. Chúng ta thường nghĩ rằng những hành động nhỏ của bản thân sẽ chẳng ảnh huiwngr gì tới con cái. Tuy nhiên, trẻ em lại luôn luôn quan sát và học hỏi theo những gì cha mẹ làm mỗi ngày, do đó bạn cần phải tự mình chú ý điều chỉnh các hành vi của bản thân trước mới có thể dạy được trẻ.
Trên đây là những nguyên tắc trong việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non giúp bạn dạy trẻ kỹ năng sống mầm non tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các cách dạy kỹ năng sống mầm non theo từng độ tuổi của bé tại đây.