Để giáo dục các bé trở thành một công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì chỉ bồi dưỡng tri thức thôi chưa đủ mà cần phải rèn luyện chu đáo về mặt tình cảm và những kỹ năng xã hội. Vậy làm sao để giúp bé tài đức vẹn toàn? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để tiếp cận 5 phương pháp giúp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho bé mẫu giáo ba mẹ nhé!
1. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng cách trò chuyện thường xuyên với con
Dù bận rộn đến đâu thì ba mẹ cũng nên dành thời gian để trò chuyện, tâm tình cùng trẻ, để các bé cảm thấy mình được ủng hộ, lắng nghe và thấu hiểu. Đừng bao giờ tiết kiệm những lời khen ngợi, lời động viên, khuyến khích khi trẻ ngoan và làm việc tốt. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương mà còn giúp rút ngắn khoảng cách giữa ba mẹ và con cái, đồng thời gia tăng chỉ số tình cảm của gia đình.
Ngoài ra, ba mẹ có thể đọc sách cho trẻ vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và cùng con thảo luận về những vấn đề xung quanh nội dung sách. Việc này sẽ giúp làm cho thế giới quan của trẻ trở nên đa sắc màu. Mỗi cuốn sách là một trang kiến thức chất chứa những bài học giá trị nhằm giúp trẻ hiểu hơn về tình yêu thương, từ đó giúp trẻ phân biệt những hành động tốt xấu để có thái độ né tránh những điều xấu và học hỏi những điều tốt.
Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng cách trò chuyện thường xuyên với con
2. Nuôi dưỡng tình cảm kỹ năng xã hội bằng cách trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ
Nâng cao thái độ lạc quan cho trẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số EQ của các bé. Lạc quan sẽ giúp trẻ đối diện với mọi vấn đề bằng thái độ tích cực, có khả năng kiểm soát sự thất vọng tốt hơn và không để môi trường xung quanh chi phối tâm trạng.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy con cách giữ bình tĩnh mỗi khi gặp khó khăn. Đồng thời, ba mẹ cũng nên dạy trẻ về lòng vị tha, sự đồng cảm, và sự khoan dung trong cuộc sống để giúp phát triển chỉ số EQ cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Ba mẹ cần luôn trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ
3. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng chia sẻ
Chia sẻ giúp trẻ phát triển khả năng tương tác xã hội, từ đó giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và người lớn, đồng thời trở thành công dân có ích trong cộng đồng. Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng chia sẻ không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn hình thành lòng nhân ái, lòng biết ơn và tính trách nhiệm. Qua đó giúp các em học sinh cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với bản thân mỗi khi có cơ hội được giúp đỡ người khác.
Để phát triển kỹ năng chia sẻ cho các em, ba mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ chơi đùa với bạn bè, tham gia vào các hoạt động nhóm và hướng dẫn trẻ cách chia sẻ thức ăn, đồ chơi và thời gian cho nhau. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tạo cơ hội để trẻ được tham gia vào những hoạt động từ thiện và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giúp trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của việc chia sẻ và thực hiện một cách tích cực, chủ động hơn.
Chia sẻ giúp trẻ phát triển khả năng tương tác xã hội
4. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội bằng cách rèn luyện trẻ qua tình huống thực tế
Để những bài học được thấm nhuần vào trẻ thì lý thuyết phải luôn được kết hợp với thực hành thường xuyên. Bởi nhờ những tình huống thực tế, trẻ mới có cơ hội được trải nghiệm trực tiếp, hiểu và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bản chất của vấn đề được trẻ hiểu rõ sẽ giúp trẻ biết cách áp dụng một cách linh hoạt những điều đã học vào cuộc sống thực tế sau này. Ba mẹ có thể cho bé tham gia vào các hoạt động đóng vai hay đăng ký những hoạt động ngoại khóa bổ ích để bé có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới mẻ.
>> Xem thêm: 10 lời khuyên hữu ích dành cho các bậc ba mẹ khi giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ
5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội bằng cách lặp đi lặp lại các thói quen tốt
Đối với trẻ mầm non, việc lặp đi lặp lại một việc chính là cách giáo dục giúp trẻ ghi nhớ tốt nhất. Nếu ba mẹ chỉ hướng dẫn trẻ một lần mà không tạo cơ hội để trẻ thực hành vào những lần sau, trẻ sẽ không thể hiểu nhớ và áp dụng được. Do đó, ba mẹ nên cố gắng tập luyện cho bé những thói quen tốt bằng cách cho trẻ thực hiện thường xuyên mỗi ngày. Những thói quen tốt này sẽ giúp dần hình thành phẩm chất tốt cho trẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện trong tương lai và giúp trẻ trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Việc lặp đi lặp lại một việc chính là cách giáo dục giúp trẻ ghi nhớ tốt nhất
Thông qua những chia sẻ từ bài viết trên, hy vọng phụ huynh sẽ có kế hoạch cụ thể để phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Ông bà ta đã luôn nói rằng “Dạy trẻ từ thuở còn thơ”, vậy nên ba mẹ đừng chậm trễ việc giáo dục cảm xúc lẫn kỹ năng mềm cho trẻ từ sớm để trẻ có được một phẩm chất tốt đẹp nhé.
Tìm hiểu thêm: Top 13 trường có nền tảng giáo dục đạt chuẩn quốc tế tại TPHCM