Những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết trong quá trình phát triển

0
102

Bên cạnh kiến thức chuyên môn từ sách vở trường học, kỹ năng sống cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc tạo dựng sự phát triển toàn diện cho bé cả về tư duy lẫn sáng tạo. Vậy thì kỹ năng sống cho trẻ tiểu học có tầm quan trọng như thế nào và những kỹ năng nào thì nên ưu tiên phát huy? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau nhé!

Tại sao những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học lại cần thiết?

Về khái niệm, kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội, thể hiện sự thích nghi và được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau trong đời sống hằng ngày. Kỹ năng sống được rèn luyện từ sớm, đặc biệt là từ lứa tuổi tiểu học sẽ giúp trẻ định hình và hình thành những tư duy tích cực trong việc phân tích và giải quyết các vấn đề khác nhau. 

Về cơ bản, rèn luyện kỹ năng sống từ sớm cho bé sẽ mang đến một số lợi ích nổi bật sau:

  • Giúp bé lối sống lành mạnh và tự lập từ sớm
  • Giúp bé hòa nhập vào tập thể dễ dàng hơn.
  • Rèn luyện tư duy logic và cách kiểm soát cảm xúc.

Những lợi ích nổi bật khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

Những lợi ích nổi bật khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

Top 5 kỹ năng sống quan trọng cho trẻ tiểu học

Nhằm tạo cho trẻ cơ hội và môi trường để phát triển toàn diện trong tương lai, việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu top 5 kỹ năng sống quan trọng cho trẻ tiểu học nhé!

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Kỹ năng tự phục vụ bản thân hay còn gọi là kỹ năng tự lập, là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ cần rèn luyện trong độ tuổi tiểu học. Cả trường học và tại nhà đều là những môi trường tốt để giúp trẻ thay đổi những thói quen dựa dẫm vào ba mẹ, thay vào đó là học cách tự phục vụ cho bản thân.

Trẻ có thể rèn luyện kỹ năng này thông qua việc học cách tự thực hiện các hoạt động hằng ngày như ăn uống, đi vệ sinh, thay quần áo, giữ vệ sinh chung,…. Cùng với sự hướng dẫn của các giáo viên và ba mẹ, trẻ có thể từ từ thay đổi thói quen và biết cách tự chăm sóc cho bản thân.

Kỹ năng tương tác và giao tiếp

Độ tuổi từ 6-12 tuổi cũng là khoảng thời gian để trẻ bắt đầu có những nhận thức rõ ràng về các mối quan hệ xung quanh mình. Thực tế cho thấy, các bé có kỹ năng giao tiếp tốt thường sẽ có phản xạ nhanh nhạy và khả năng ngôn ngữ thuần thục hơn. Đó là lý do vì sao tương tác và giao tiếp là một kỹ năng sống cho trẻ tiểu học quan trọng.

Kỹ năng giao tiếp mở rộng ra còn là sự lắng nghe và phân tích vấn đề, bằng cách giúp trẻ phân loại thứ bậc những mối quan hệ cơ bản cũng như hướng dẫn cách để trẻ tương tác với bạn bè xung quanh, bạn sẽ giúp bé dần dần tự tin hơn khi giao tiếp trong đời sống hằng ngày.

Trẻ tương tác và giao tiếp cùng bạn

Trẻ tương tác và giao tiếp cùng bạn

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Bên cạnh IQ thì EQ cũng là một nhân tố quan trọng mà trẻ nên rèn luyện. Cũng tương tự như chúng ta, bé cũng có những cảm xúc hỉ nộ ái ố của riêng mình. Tuy nhiên vì tuổi còn quá nhỏ nên bé sẽ khó kiểm soát được những cảm xúc cá nhân này. 

Tiểu học là độ tuổi phù hợp để bé có thể được học và rèn luyện về kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân. Đây cũng là một trong những kỹ năng sống quan trọng giúp bé có những hướng suy nghĩ đúng đắn và thể hiện những hành vi đúng mực.

Kỹ năng hợp tác

Hợp tác hay còn gọi là làm việc nhóm, là một trong những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà chúng ta nên đặc biệt chú trọng. Bởi lẽ một sự hợp tác tốt và phối hợp hài hòa giữa các thành viên sẽ giúp công việc được thuận lợi hơn cũng như nâng cao được hiệu suất.

Việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ cũng giúp trẻ hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp – chìa khóa quan trọng góp phần cho sự thành công trong tương lai. Bằng cách cho trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày tại nhà và khuyến khích trẻ vui đùa cùng các bé xung quanh, ba mẹ có thể dễ dàng rèn luyện cho trẻ kỹ năng này.

Trẻ làm việc nhóm cùng nhau

Trẻ làm việc nhóm cùng nhau

Kỹ năng đặt câu hỏi đúng

Tò mò là một trong những biểu hiện tốt ở trẻ vì chúng cho thấy trẻ đang muốn tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi đúng sẽ giúp hình thành được tư duy và khả năng kiểm soát ngôn ngữ tốt hơn. Đi đúng vào trọng tâm sẽ giúp bé có câu trả lời nhanh chóng và phù hợp, đồng thời hạn chế những rắc rối nếu câu hỏi không phù hợp.

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi bằng cách tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với thế giới xung quanh là một cách làm tốt. Chúng ta có thể kiên nhẫn trả lời và hướng dẫn bé đặt câu hỏi đúng để có thể nhận lại một câu trả lời mà bé mong muốn.

>>> Xem thêm: Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học ba mẹ cần hướng dẫn càng sớm càng tốt

Kết luận

Trong quá trình phát triển, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn bởi những giá trị cốt lõi mà chúng mang lại. Bằng cách rèn luyện những kỹ năng thiết yếu như tự chăm sóc bản thân, làm việc nhóm hay đặt câu hỏi đúng, chúng có thể giúp trẻ hình thành được tư duy học hỏi, sáng tạo đồng thời có những hành vi đúng mực hơn trong đời sống hằng ngày.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here