TRẺ HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA BỘ LỌC CỦA TRÍ NHỚ

0
1731
TRẺ HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA BỘ LỌC CỦA TRÍ NHỚ

 

Trước khi tìm hiểu việc học tiếng anh bằng bộ lọc trí nhớ ở trẻ, chúng ta cần hiểu được khái niệm: Trí nhớ là gì?

Trí nhớ là một khả năng của các sinh vật sinh sống bao gồm cả con người, có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện thông tin được lưu giữ hoặc kinh nghiệm cũ để sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính.

Dựa trên lý thuyết cơ bản này, chúng ta sẽ phần nào hiểu được tại sao khi bạn đưa 1 số từ vựng trước lớp, có 1 số trẻ lập tức nhận ra và hiểu được ý nghĩa của các từ vựng đó, trong khi một số học sinh khác thì lại hoàn toàn không biết. Ví dụ: khi cho các em 2 từ như “important” và “cookie” thì ngay lập tức trẻ sẽ biết nghĩa của từ “cookie”, bởi vì từ này chứa rất nhiều mối liên kết với trẻ như trẻ đã được ăn bánh cookie, trẻ đã thấy từ này được in trên các bao bì bánh trong siêu thị v.v… nên khi được hỏi thì não bộ của trẻ sẽ truy cập vào vùng ký ức có chứa các hình ảnh quen thuộc gắn liền với từ này.

Nhưng ngược lại với từ “important” thì khá là trù tượng, nếu muốn trẻ học được từ vựng này và biến nó thành một ký ức quen trong não, chúng ta cần tạo sự liên kết mới cho trẻ và từ vựng này thông qua 4 dạng kết nối: kết nối kết cấu, kết nối âm thanh, kết nối khái niệm và kết nối cá nhân. Đó là bốn cấp độ xử lý được các nhà tâm lý học xác định vào những năm 70 của thế kỷ XX. Họ đã lập một bảng điều tra kỳ lạ với bốn dạng câu hỏi, và khảo sát với các học sinh đang học tiếng Anh:

•Kết cấu: Có bao nhiêu chữ cái in hoa trong từ “BEAR”?

•Âm thanh: Từ “APPLE” có vần với từ “Snapple” không?

•Khái niệm: “TOOL” có phải là từ đồng nghĩa với “instrument” không?

•Kết nối cá nhân: Bạn có thích “PIZZA” không?

Sau đó, họ bất ngờ kiểm tra những học sinh đang học tiếng Anh này xem họ còn nhớ được từ nào trong số các từ vừa thấy. Trí nhớ của con người phần lớn chịu ảnh hưởng từ các dạng câu hỏi mà họ thường gặp: ví dụ, số lượng học sinh nhớ được từ “PIZZA” nhiều gấp sáu lần số học sinh nhớ được từ “BEAR”. Bí mật của những câu hỏi này nằm ở một đặc điểm tâm lý thú vị đó là để trả lời được câu hỏi đếm số chữ cái in hoa trong từ “BEAR”, các em học sinh không cần phải nghĩ đến con gấu to lớn nhiều lông màu nâu làm gì cả. Chúng chỉ cần kích hoạt cấp độ xử lý thấp nhất – kết cấu.

Ngược lại, học sinh phải kích hoạt rất nhiều khu vực trên não bộ mới biết có thích “PIZZA” hay không. Đầu tiên, não tự động phân tích kết cấu từ để xác định xem mắt đang nhìn vào từ gì. Cùng lúc đó, học sinh sẽ nghe thấy âm thanh từ “PIZZA” vang lên trong đầu khi tưởng tượng ra hình ảnh đĩa bánh phủ phô mai nóng, thơm ngon, vàng ruộm. Cuối cùng, não của các em sẽ thâm nhập vào mớ ký ức trong quá khứ để biết mình có thích ăn “PIZZA” hay không. Trong một phần triệu của một giây, câu hỏi đơn giản – Bạn có thích “PIZZA”hay không? – có thể cùng lúc kích hoạt cả 4 dạng kết nối. Việc này dẫn đến sự thành một ký ức mạnh mẽ khiến học sinh nhớ được từ ”PIZZA” dễ hơn gấp sáu lần so với từ “BEAR”.

Bốn cấp độ xử lý này không chỉ là một đặc điểm sinh học ngẫu nhiên, chúng như một bộ lọc, ngăn trẻ bị quá tải thông tin. Não của trẻ sử dụng các cấp độ xử lý khác nhau để quyết định thông tin nào cần giữ, thông tin nào nên bị vứt bỏ. Các em sẽ không muốn nghĩ đến số chữ cái trong từ “con hổ’ khi đang bị hổ rượt hoặc không muốn bị bủa vây bởi hàng trăm nghìn ký ức về đàn bò thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên mỗi khi đi mua sữa. Để giúp cho trẻ hay thậm chí chính chúng ta khỏi phát điên, não bộ đã cố gắng sử dụng cấp độ xử lý thấp nhất, vừa đủ để hoàn thành công việc.

Trong các tình huống kích thích hơn, như khi đang bị hổ đuổi sát gót, não chúng ta sẽ có hưng phấn với ký ức đang tạo thành. Nếu chạy thoát, chúng ta sẽ nhớ đến già. Theo đó, các cấp độ xử lý đóng vai trò như bộ lọc trong não, giữ cho chúng ta sống sót và không quá nhạt nhẽo.

Chính bộ lọc này đã khiến cho việc học tiếng Anh trở nên khó nhớ. Bộ não chỉ đang làm đúng phận sự; làm sao nó biết được trẻ cần nhớ những nào. Vì vậy, chúng ta không nên tạo áp lực và ép buộc trẻ phải ghi nhớ, thay vào đó hãy tạo ra những bài học thú vị để giúp não bé hưng phấn và nhớ được các từ vựng lâu hơn.